Công ty TNHH MTV Tháng 8 – Chi nhánh PCCC chuyên thi công lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống PCCC. Thi công lắp đặt Hệ thống PCCC theo bản vẽ thiết Kế hệ thống PCCC đúng tiêu chuẩn, chủng loại vật tư chất lượng, giảm chi phí cho chủ đầu tư.
Việc thi công cần phải thực hiện chặt chẽ và nghiêm ngặt theo từng công việc, có hệ thống để đảm bảo chất lượng cho công trình khi hoàn thành.
Thi công phải theo đúng Quy Trình quản lý chất lượng của Nhà Nước, Nghị Định 209/2004/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, Nghị định liên quan.
Các tiêu chuẩn và hồ sơ áp dụng thi công:
Hồ sơ thiết kế:
- TCVN 3890 – 2009: Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
- TCVN 7336 – 2003: PCCC hệ thống PCCC – yêu cầu lắp đặt.
- TCVN 5738 – 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 2622 – 1995: PCCC cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 6484: chống sét cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5873:1995: Mối hàn thép
- TCVN 7472:2005: Hàn các liên kết hàn nóng chảy ở thép
- TCVN 5639:1991: Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong – Nguyên tắc cơ bản.
Các Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam liên quan.
Để đảm bảo Quy trình quản lý chất lượng của nhà nước ban hành về việc thi công cũng như khối lượng vật tư và khối lượng hoàn thiện công việc thi công theo từng thời điểm trên cơ sở tiến độ thi công của Nhà Thầu trình Chủ Đầu Tư và Ban Quản Lý Dự Án cho một công trình thì phải tiến hành các trình tự công việc dưới đây.
I. Giai đoạn chuẩn bị :
Nhà thầu tiến hành phối hợp với các bên liên quan để theo dõi tiến độ thi công của các bên liên quan để thực hiện các công việc liên quan, đáp ứng tiến độ chung cho công trình.
Lập bản vẽ triển khai thi công cho từng công việc trình Chủ Đầu Tư và Ban Quản Lý Dự Án phê duyệt.
Vật tư vật liệu:
- Tất cả các vật liệu phải trình trước khi đưa vào công trình và phải đúng chuẩn loại theo hồ sơ giao thầu hoặc trúng thầu, hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
- Nếu thay đổi chủng loại vật liệu thì phải trình cho Chủ Đầu Tư và Tư Vấn Thiết Kế xem xét ký duyệt trước khi đưa vào công trình.
- Khi đưa vật tư vật liệu vào công trình để tiến hành thi công sẽ lập phiếu chấp thuận.
- Đồng thời cung cấp các hồ sơ nguồn gốc xuất xứ và và chứng nhận hàng hoá của các loại vật tư vật liệu đã được ký duyệt.
- Đối với vật liệu, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, có chứng CO, CQ bản sao.
II. Giai đoạn thi công tại công trình:
Trên cơ sở bản vẽ triển khai thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt từ đó tiến hành thi công thực tế tại công trình. Đơn Vị Thi Công tiến hành sử dụng vật tư, thiết bị đã được chấp thuận triển khai thi công.
A. Hệ thống cấp nước chữa cháy.
- Gia công sắt V treo đường ống STK, sử dụng cùm U cố định ống.
- Lắp đặt ống STK bằng phương pháp hàn điện v ren theo tiêu chuẩn
+ TCVN 5873:1995: Mối hàn thép
+ TCVN 7472:2005: Hàn các liên kết hàn nóng chảy ở thép (dùng que hàn không rỉ sét 3.2 ly) - Lắp đặt ống đứng vào vị trí gắn tủ.
- Lắp đặt tủ chữa cháy, trụ chữa cháy, lăng phun, máy bơm chữa cháy.
B. Hệ thống chống sét
- Lắp đặt tiếp địa chống sét, tiến hành đào đất đào thành rảnh ngang 30 phân sâu 40 phân khoảnh cách giữa hai cọc theo thiết kế đã được duyệt, khi đóng song tiến hành rải dây cáp dung ốc siết cáp nối dây cáp vào cọc.
- Khi thi công song phải kiểm tra điện trở đất của bi nếu nhỏ hơn 10 ôm thì mới được gắn kim, nếu lớn hơn 10 ôm phải sử lý bằng hóa chất hoặc đóng thêm cọc.
- Dây cáp từ trên mái đi xuống sẽ được đi trong ống bảo vệ PVC D20 định vị bằng móc U sắt kết nối vào bải tiếp địa qua hộp kiểm tra điện trở đất.
C. Hệ thống báo cháy
- Đi dây tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo, khẩn, cịi về vị trí đặt trung tâm báo cháy
- Tiến hành đo điện trở cách điện, đo thông mạch cho hệ thống dây đã lắp đặt.
- Lắp đặt thiết bị (đầu báo cháy, nút nhấn khẩn, cịi bo động, tủ trung tâm báo cháy……).
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống và cho chạy thử thiết bị
Kiểm tra toàn bộ hệ thống và chỉnh sửa các thiếu sót (nếu có).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức và cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tổ chức và cá nhân nộp Công văn đề nghị nghiệm thu trực tiếp tại Phòng Cảnh sát phòng cháy hoặc Sở CS PCCC Các Tỉnh Thành .
Thời gian nhận Công văn đề nghị nghiệm thu:Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13giờ đến 17giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu (ngày lễ nghỉ);
- Đối với cơ quan nhận hồ sơ: Căn cứ vào ngày đề nghị hoặc ngày ghi trên Công văn của tổ chức, cá nhân, Sở Cảnh sát PC&CC thành phố tiến hành kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố không sắp xếp được thời gian như trong Công văn đề nghị thì sẽ trả lời bằng điện thoại cho tổ chức, cá nhân biết và hẹn vào một ngày cụ thể để tiến hành nghiệm thu).
- Khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố tiến hành kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức và cá nhân chuẩn bị các văn bản và hồ sơ phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
Bước 3: Khi đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, căn cứ theo ngày hẹn, chủ đầu tư hoặc người đại diện đến Phòng tiếp nhận hồ sơ-Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy – Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố để nhận Văn bản nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13giờ đến 17giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu (ngày lễ nghỉ).
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy;
- Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;
- Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
- Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;
- Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
- Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra và thử nghiệm.
- Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định
Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội (trừ các các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy – Bộ Công an nghiệm thu, quy định tại điểm a, khoản 5, mục VI, Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ).
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): không có.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Cấp văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
- Lệ phí: Không có.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trường hợp chất lượng thi công các hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy không đảm bảo yêu cầu hoặc việc nghiệm thu của chủ đầu tư không đúng quy định, hồ sơ nghiệm thu chưa lập đầy đủ, thì cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy tạm thời chưa cấp văn bản nghiệm thu.
Chủ đầu tư và nhà thầu phải khắc phục những thiếu sót mà cơ quan phòng cháy chữa cháy đã nêu trong các biên bản kiểm tra nghiệm thu và các thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan phòng cháy chữa cháy để xem xét cấp văn bản nghiệm thu.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật số 27/2001-QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001. Ngày có hiệu lực: 04/10/2001;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Ngày có hiệu lực 16/5/2003.
- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. Ngày có hiệu lực 24/5/2004.
- Công văn số 121 C23(P3) ngày 27/02/2006 của Tổng cục II-Bộ Công an về việc hướng dẫn công tác thẩm duyết phòng cháy chữa cháy; Ngày có hiệu lực 27/02/2006.
Bạn gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục về PCCC?
Bạn gặp khó khăn trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống PCCC?
Tất cả những thắc mắc về lĩnh vực PCCC, bạn đều có thể tìm được câu trả lời nhanh chóng và chính xác qua dịch vụ tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoàn toàn miễn phí của Công ty TNHH MTV Tháng 8 – Chi nhánh PCCC. Chỉ cần gọi đến số hotline 0913 455 683, bạn sẽ có mọi thông tin về lĩnh vực PCCC!
Các đối tác, nhà đầu tư cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số 0913 455 683